Kinh tế Áp Lục

Một ngôi làng Bắc Triều Tiên ở đồng bằng sông Áp Lục

Sông Áp Lục là nguồn cung cấp năng lượng thủy điện rất quan trọng. Đập Thủy Phong trên sông có chiều cao đến 100 m và dài 850 m, là một trong những đập thủy điện lớn nhất ở Châu Á, nằm ở thượng nguồn thuộc Sinuiju bên địa phận Triều Tiên. Con đập đã tạo ra một hồ nhân tạo trên một phần của dòng sông, được gọi là hồ Supung. Đối tượng vận chuyển chủ yếu trên sông là gỗ súc lấy từ các cánh rừng hai bờ. Con sông cũng cung cấp nguồn cho dân cư địa phương. Hạ lưu Sup'ung là đập Taipingwan. Thượng nguồn của Sup'ung là đập Unbong. Cả hai đập đều sản xuất thủy điện. Năm 2010, sông Áp Lục vỡ bờ vì nước gây thiệt hại ở hai bên bờ cả Đan Đông (Trung Quốc) và Sinuiju (Triều Tiên) bị ngập khiến hàng chục nghìn người phải di tản.[1]

Du lịch cũng được thúc đẩy ở khu vực này. Mỗi tháng, hàng nghìn du khách từ Trung Quốc tới vùng biên giới Triều Tiên để chứng kiến cuộc sống thường ngày ở nước láng giềng. Trong vòng một giờ, họ đi phà hoặc tàu cao tốc xuôi dòng Áp Lục, dọc biên giới Triều Tiên[2]. Ngoài ra có hàng đoàn xe ca du lịch băng qua cây cầu lớn bắc ngang sông Áp Lục nối liền thành phố Tập An bên Trung Quốc, với thành phố Manpho bên Bắc Triều Tiên. Những đoàn xe này chỉ cung cấp một chuyến du lịch ngắn, đôi khi chỉ một ngày[3].

Ở đồng bằng sông thượng nguồn từ Đan Đông và tiếp giáp với Hushan là một số ngôi làng của Bắc Triều Tiên. Điều kiện kinh tế ở những ngôi làng này được mô tả là nghèo nàn, không có điện.